Với hai mươi tư giờ một ngày, cố nhớ những giây phút vốn là phép màu và thiêng liêng đó trong cuộc đời của bạn. Nhớ lại vài thời khắc đó và cố biến chúng thành nền tảng cuộc đời của bạn.

Bạn sẽ thấy rằng những gì bạn nhớ tới dường như diễn ra thường xuyên hơn và rằng điều bạn luôn mong đợi sẽ bắt đầu xuất hiện khắp nơi xung quanh bạn. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện dưới ánh sáng khác hoàn toàn.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Sống Yêu Cười - Tìm ra Giá trị Cuộc sống

Sống Yêu Cười - Tìm ra Giá trị Cuộc sống



Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy

Chương 1. Dũng cảm là gì?

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy
Chương 1. Dũng cảm là gì?


Ngay chỗ đầu tiên không có khác biệt nhiều giữa người hèn nhát và người dũng cảm. Khác biệt duy nhất là, người hèn nhát nghe theo nỗi sợ của mình và tuân theo chúng, còn người dũng cảm gạt chúng sang bên và tiến lên trước. Người dũng cảm đi vào trong cái không biết mặc cho mọi sợ hãi.
Dũng cảm nghĩa là đi vào cái không biết mặc cho mọi sợ hãi. Dũng cảm không có nghĩa là vô sợ hãi. Vô sợ hãi xảy ra nếu bạn cứ dũng cảm và ngày một dũng cảm hơn. Đó là kinh nghiệm tối thượng về dũng cảm - vô sợ hãi; đó là hương thơm khi dũng cảm đã trở thành tuyệt đối. Nhưng ngay lúc ban đầu không có mấy khác biệt giữa người hèn nhát và người dũng cảm. Khác biệt duy nhất là, người hèn nhát nghe theo nỗi sợ của mình và tuân theo chúng còn người dũng cảm gạt chúng sang bên và tiến lên trước.
Người dũng cảm đi vào trong cái không biết mặc cho mọi nỗi sợ. Người đó biết nỗi sợ, nỗi sợ có đó.
Khi bạn đi vào vùng biển còn chưa được thám hiểm, như Columbus đã làm, có sợ, sợ lắm, bởi vì người ta chẳng bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra. Bạn đang rời bỏ bến bờ an toàn. Bạn đã hoàn toàn ổn thoả, theo cách nào đó; chỉ một điều bị lỡ - cuộc phiêu lưu. Đi vào cái không biết cho bạn niềm xúc động. Trái tim bắt đầu đập rộn ràng; bạn lại sống động, tràn đầy sống động. Từng thớ thịt của con người bạn đều sống động bởi vì bạn đã chấp nhận thách thức của cái không biết.
Chấp nhận thách thức của cái không biết, mặc mọi nỗi sợ, là dũng cảm. Nỗi sợ có đó, nhưng nếu bạn cứ chấp nhận thách thức lặp đi lặp lại, dần dần nỗi sợ đó biến mất. Kinh nghiệm về niềm vui mà cái không biết đem tới, cực lạc lớn lao bắt đầu xảy ra với cái không biết, làm cho bạn đủ mạnh, cho bạn sự toàn vẹn nào đó, làm cho thông minh của bạn sắc bén. Lần đầu tiên bạn bắt đầu cảm thấy rằng cuộc sống không chỉ là chán chường mà là cuộc phiêu lưu. Thế thì dần dần sợ biến mất; thế thì bạn bao giờ cũng tìm và kiếm cuộc phiêu lưu nào đó.
Nhưng về cơ bản dũng cảm là mạo hiểm cái biết vì cái không biết, mạo hiểm cái quen thuộc vì cái không quen thuộc, mạo hiểm cái thuận tiện vì cái không thuận tiện, làm cuộc hành hương gian nan tới đích không biết nào đó. Người ta chẳng bao giờ biết liệu mình có khả năng làm được điều đó hay không. Đó là hành động mạo hiểm, nhưng chỉ những người mạo hiểm mới biết cuộc sống là gì.

Chương 2. Đạo của dũng cảm

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy
Chương 2. Đạo của dũng cảm


Cuộc sống không nghe theo logic của bạn; nó cứ đi theo cách riêng của nó, không bị xáo trộn. Bạn phải lắng nghe cuộc sống; cuộc sống sẽ không nghe theo logic của bạn, nó không bận tâm về logic của bạn.
Khi bạn đi vào cuộc sống, bạn thấy gì? Cơn bão lớn kéo tới, và cây lớn đổ nhào. Chúng đáng phải tồn tại chứ, theo Charles Darwin, bởi vì chúng sung sức nhất, mạnh nhất, hùng mạnh nhất. Nhìn cây cổ thụ, cao chín chục mét, ba nghìn tuổi. Chính sự hiện diện của cây này tạo ra sức mạnh, cho cảm giác vững mạnh và hùng mạnh. Hàng triệu rễ đã lan toả bên trong đất, ăn sâu, và cây đang đứng với sức mạnh. Tất nhiên cây tranh đấu - nó không muốn chịu thua, không muốn đầu hàng - nhưng sau cơn bão nó đã đổ, nó chết, nó không còn sống nữa và tất cả sức mạnh đó đã mất rồi. Cơn bão quá mạnh - cơn bão bao giờ cũng quá mạnh, bởi vì cơn bão tới từ cái toàn thể còn cây chỉ là một cá nhân.
Thế rồi có những thực vật nhỏ hay cỏ thường - khi bão tới cỏ nhún nhường, và bão chẳng thể gây hại gì cho nó được. Nhiều nhất nó có thể làm cho cỏ được lau sạch, có thế thôi; mọi bụi bẩn đã tụ tập trên cỏ đều bị quét sạch. Cơn bão cho cỏ tắm táp sạch sẽ, và khi bão tan những thực vật nhỏ và cỏ lại vươn cao nhảy múa. Cỏ gần như không có rễ, nó có thể bị đứa trẻ nhỏ nhổ lên, nhưng cơn bão chịu thua. Điều gì đã xảy ra?
Cỏ đã theo cách thức của Đạo, cách thức của Lão Tử, còn cây lớn theo Charles Darwin. Cây lớn rất logic: nó cố gắng kháng cự, nó cố gắng biểu lộ sức mạnh của mình. Nếu bạn cố gắng biểu lộ sức mạnh của mình, bạn sẽ bị thất bại. Mọi Hitler, mọi Napoleon, mọi Alexander đều là những cây lớn, cây khoẻ. Họ tất cả đều bị thất bại. Lão Tử giống hệt thực vật nhỏ: không ai có thể đánh bại được chúng bởi vì chúng bao giờ cũng sẵn sàng nhường. Làm sao bạn có thể đánh bại được người nhường nhịn, người nói, "Tôi đã thất bại rồi," người nói, "Thưa ngài, ngài cứ tận hưởng chiến thắng đi, không có nhu cầu tạo ra bất kì rắc rối nào. Tôi thất bại." Ngay cả một Alexander cũng sẽ cảm thấy vô tích sự trước Lão Tử, ông ta không thể làm được gì. Điều đó đã xảy ra; nó đã xảy ra đích xác giống điều đó...
Một sannyasin, một nhà huyền môn, tên là Dandamis, sống vào thời Alexander, vào những ngày Alexander ở Ấn Độ. Bạn bè đã nói với Alexander khi ông ấy đi Ấn Độ rằng khi quay về ông ấy nên đem theo một sannyasin, bởi vì bông hoa hiếm hoi đó chỉ nở ở Ấn Độ. Họ nói, "Xin đem về một sannyasin. Ngài sẽ đem về nhiều thứ nhưng đừng quên đem về một sannyasin; chúng tôi muốn xem hiện tượng sannyasin này, nó là gì, một sannyasin đích xác là gì."
Ông ta hăm hở trong chiến trận và tranh đấu và chiến đấu đến mức gần như quên bẵng về điều đó nhưng khi ông ta quay về, ngay ở biên giới Ấn Độ, ông ta chợt nhớ ra. Ông ta đang sắp rời khỏi ngôi làng cuối cùng nên ông ta bảo lính vào làng và điều tra xem liệu có sannyasin quanh đâu đó không. Cũng tình cờ mà Dandamis lại có trong làng này, bên bờ sông, và mọi người nói, "Ngài đã hỏi đúng lúc đấy, ngài đã tới đúng lúc đấy. Có nhiều sannyasin nhưng một sannyasin thực thụ thì bao giờ cũng hiếm lắm, và ông ấy đang ở đây bây giờ. Ngài có thể có buổi chuyện trò thân mật, ngài có thể đi tới thăm ông ấy." Alexander cười. Ông ta nói, "Ta ở đây đâu phải để chuyện trò thân mật làm gì, lính của ta sẽ tới và bắt ông ta tới. Ta sẽ đem ông ta về kinh đô nước ta."
Dân làng nói, "Sự việc không dễ dàng vậy đâu..."
Alexander không thể tin được vào điều đó - có thể có khó khăn nào được? Ông ta đã chinh phục các hoàng đế, những vị vua lớn, cho nên với kẻ ăn xin, một sannyasin, khó khăn nào có thể có đó được? Lính của ông ta tới gặp Dandamis này, người đang đứng trần trụi trên bờ sông. Họ nói, "Alexander Đại đế mời ông đi cùng ông ấy về nước ông ấy. Đủ mọi tiện nghi, bất kì điều gì ông cần, đều sẽ được chu cấp. Ông sẽ là vị khách hoàng gia."
Tu sĩ khổ hạnh - vị fakir - trần trụi này cười và nói, "Các anh đi và bảo thầy các anh rằng người tự gọi mình là đại đế thì không thể vĩ đại được. Và không ai có thể đem ta tới được bất kì đâu - sannyasin đi như mây, trong tự do toàn bộ. Ta không bị làm nô lệ cho bất kì ai."
Họ nói, "Ông phải đã nghe nói về Alexander rồi, ông ấy là con người nguy hiểm. Nếu ông nói không với ông ấy, ông ấy sẽ không chịu đâu, ông ấy đơn giản sẽ chặt đầu ông!"
Sannyasin nói, "Tốt hơn cả các anh hãy đem thầy các anh lại đây, có thể ông ta hiểu được điều ta nói đấy."
Alexander phải tới, bởi vì người lính đã quay lại nói, "Ông ấy là con người hiếm hoi, chói sáng, có cái gì đó của điều không biết bao quanh ông ấy. Ông ấy trần trụi, nhưng người ta không cảm thấy trong sự hiện diện của ông ấy rằng ông ấy là trần trụi - về sau bệ hạ sẽ nhớ. Ông ấy mạnh mẽ tới mức trong sự hiện diện của ông ấy người ta đơn giản quên mất toàn thể thế giới. Ông ấy có sức hấp dẫn, và im lặng lớn lao bao quanh ông ta và cả vùng đều cảm thấy dường như đó là vui vẻ trong con người này. Ông ấy đáng để gặp, nhưng dường như sẽ có rắc rối phía trước với ông ấy, con người nghèo nàn này, bởi vì ông ấy nói rằng không ai có thể đem ông ấy đi tới bất kì đâu được, rằng ông ấy không là nô lệ của ai cả."
Alexander tới gặp ông ấy với lưỡi kiếm tuốt trần trong tay. Dandamis cười và nói, "Cất kiếm đi, nó vô dụng ở đây. Cất kiếm vào bao đi; nó vô dụng ở đây bởi vì ông chỉ có thể chém được thân thể ta, cái mà ta đã rời bỏ từ lâu rồi. Kiếm của ông không thể chém được ta, cho nên cất nó đi; đừng trẻ con."
Và tương truyền rằng đây là lần đầu tiên Alexander đã theo lệnh của ai đó khác; chỉ bởi vì chính sự hiện diện của con người này mà ông ấy không thể nhớ được mình là ai. Ông ấy cất kiếm vào bao và nói, "Ta chưa bao giờ bắt gặp một người tuyệt vời như thế." Và khi ông ấy quay về trại ông ấy nói, "Khó mà giết một người đã sẵn sàng để chết, giết người đó là vô nghĩa. Người ta có thể giết người còn đang tranh đấu, thế thì có nghĩa nào đó trong việc giết; nhưng người ta không thể giết được một người đã sẵn sàng và người nói, 'Đây là đầu ta, ông có thể chặt nó.'"
Và Dandamis thực tế đã nói, "Đây là đầu ta, ông có thể chặt nó. Khi chiếc đầu rơi xuống, ông sẽ thấy nó rơi trên cát và ta cũng thấy nó rơi trên cát, bởi vì ta không là thân thể. Ta là nhân chứng."
Alexander phải đã kể lại cho bạn bè, "Có những sannyasins mà ta đáng ra thì có thể đem họ về, nhưng họ lại không phải là sannyasins. Thế rồi ta bắt gặp một người thực sự là cái gì đó hiếm hoi - và các ông đã biết đúng, đoá hoa này hiếm thật, nhưng không ai có thể ép buộc được ông ấy bởi vì ông ấy không sợ chết. Khi một người không sợ chết, làm sao người ta có thể buộc ông ấy là cái gì được?"
Chính nỗi sợ của bạn làm cho bạn thành nô lệ - chính nỗi sợ của bạn. Khi bạn không sợ, bạn không còn là nô lệ nữa; thực tế, chính nỗi sợ của bạn mới buộc bạn làm người khác thành nô lệ bởi vì họ có thể cố gắng làm cho bạn thành nô lệ.
Một người vô sợ hãi thì không sợ bất kì ai mà cũng không làm cho bất kì ai sợ mình. Nỗi sợ biến mất toàn bộ.

Chương 3. Con đường của trái tim

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy
Chương 3. Con đường của trái tim


Từ courage (dũng cảm) rất hay. Nó bắt nguồn từ gốc Latin cor, có nghĩa là "trái tim." Cho nên dũng cảm nghĩa là sống bằng trái tim. Và người yếu đuối, chỉ người yếu đuối thôi, mới sống bằng đầu; sợ hãi, họ tạo ra an ninh của logic quanh bản thân họ. Hoảng sợ, họ đóng mọi cửa sổ và cửa ra vào - bằng thượng đế học, khái niệm, từ ngữ, lí thuyết - và bên trong những cửa sổ và cửa ra vào đóng im ỉm đó, họ ẩn trốn.
Con đường của trái tim là con đường của dũng cảm. Đó là sống trong không an ninh; đó là sống trong tình yêu, và tin cậy; đó là đi vào trong cái không biết. Đó là việc rời bỏ quá khứ và cho phép tương lai hiện hữu. Dũng cảm là đi trên con đường nguy hiểm. Cuộc sống là nguy hiểm và chỉ kẻ hèn nhát mới có thể tránh nguy hiểm - nhưng thế thì họ đã chết rồi. Người sống, thực sự sống, sống sinh động, bao giờ cũng sẽ đi vào trong cái không biết. Có nguy hiểm ở đó, nhưng người đó sẽ nhận mạo hiểm. Trái tim bao giờ cũng sẵn sàng nhận mạo hiểm, trái tim là kẻ liều lĩnh. Cái đầu là doanh nhân. Cái đầu bao giờ cũng tính toán - nó tinh ranh. Trái tim không tính toán.
Từ tiếng Anh courage (dũng cảm) này thật hay, rất thú vị. Sống qua trái tim là khám phá nghĩa. Nhà thơ sống qua trái tim và, dần dần, trong trái tim ông ấy bắt đầu nghe thấy âm thanh của cái không biết. Cái đầu không thể nghe được; nó ở rất xa với cái không biết. Cái đầu chất đầy những cái đã biết.
Tâm trí bạn là gì? Nó là tất cả những điều bạn đã biết. Nó là quá khứ, cái chết, cái đã qua rồi. Tâm trí không là gì ngoài quá khứ được tích luỹ, kí ức. Trái tim là tương lai; trái tim bao giờ cũng hi vọng, trái tim bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai. Cái đầu nghĩ về quá khứ, trái tim mơ về tương lai.
Tương lai còn chưa tới. Tương lai còn chưa hiện hữu. Tương lai mới là khả năng - nó sẽ tới, nó đang tới rồi. Mọi khoảnh khắc tương lai đều trở thành hiện tại, và hiện tại trở thành quá khứ. Quá khứ không có khả năng nào, nó đã được dùng rồi. Bạn đã đi khỏi nó rồi - nó đã cạn kiệt, nó là thứ chết, nó giống như nấm mồ. Tương lai giống như hạt mầm; nó đang tới, luôn tới, bao giờ cũng đạt tới và gặp gỡ với hiện tại. Bạn bao giờ cũng chuyển động. Hiện tại không là gì ngoài việc chuyển vào tương lai. Nó là bước đi mà bạn đã lấy; nó đi vào tương lai.
MỌI NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU MUỐN LÀ THẬT bởi vì chỉ cái thật mới đem tới nhiều niềm vui thế và dư thừa thế của phúc lạc - sao người ta phải là giả? Bạn phải có dũng cảm để có cái nhìn sâu sắc hơn chút ít: Sao bạn sợ? Thế giới này có thể làm gì cho bạn? Mọi người có thể cười bạn; điều đó sẽ làm cho họ thoải mái - tiếng cười bao giờ cũng là thuốc, lành mạnh. Mọi người có thể nghĩ bạn điên... chỉ bởi vì họ nghĩ bạn điên, bạn đâu có trở thành điên.
Và nếu bạn là đích thực về niềm vui của mình, nước mắt của mình, điệu vũ của mình, chẳng chóng thì chầy sẽ có những người bắt đầu hiểu bạn, những người có thể bắt đầu tham gia cùng đoàn lữ hành của bạn. Bản thân tôi đã bắt đầu một mình trên con đường, và thế rồi mọi người cứ tới và nó trở thành đoàn lữ hành toàn thế giới! Mà tôi đã chẳng mời ai cả; tôi đơn giản đã làm bất kì điều gì tôi cảm thấy đang tới từ trái tim tôi.
Trách nhiệm của tôi là hướng tới trái tim tôi, không hướng tới bất kì ai khác trên thế giới. Cho nên trách nhiệm của bạn chỉ hướng tới bản thể riêng của bạn thôi. Đừng chống lại nó, bởi vì chống lại nó là tự tử, là tự phá huỷ bản thân bạn. Và lợi lộc gì? Cho dù mọi người có kính trọng bạn, và mọi người coi bạn là người rất đúng mực, đáng kính, đáng tôn vinh, những điều này sẽ chẳng nuôi dưỡng được cho bản thể bạn. Chúng không cho bạn bất kì cái nhìn nào thêm vào trong cuộc sống và cái đẹp vô biên của nó.
Bao nhiêu triệu người đã sống trước bạn trên trái đất này? Bạn thậm chí chẳng biết tới tên họ; họ đã từng sống hay không cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Đã có các thánh nhân và có các tội nhân, và đã có những người rất đáng kính trọng, và đã có đủ mọi loại lập dị, gàn dở, nhưng họ tất cả đã biến mất - thậm chí chẳng dấu vết nào còn lại trên trái đất.
Mối quan tâm duy nhất của bạn nên là chăm nom tới và bảo vệ cho những phẩm chất mà bạn có thể đem theo mình khi cái chết phá huỷ thân thể bạn, tâm trí bạn, bởi vì những phẩm chất này sẽ là người bạn đồng hành duy nhất của bạn.
Chúng là những giá trị thực duy nhất, và những người đạt tới chúng - chỉ họ mới sống; những người khác chỉ giả vờ sống.
Nhân viên KGB gõ cửa nhà Yussel Finkelstein một đêm tối mù mịt. Yussel mở cửa. Nhân viên KGB xổ ra một tràng, "Yussel Finkelstein có sống ở đây không?"
"Không," Yussel đáp, đứng đó trong bộ quần áo ngủ sờn rách.
"Không à? Thế tên anh là gì?"
"Yussel Finkelstein." Viên KGB đấm anh ta ngã nhào xuống đất và nói, "Anh vừa nói rằng anh không sống ở đây phải không?"
Yussel đáp, "Ông gọi thế này mà là sống à?"
Chỉ sống thì không phải bao giờ cũng là sống. Nhìn vào cuộc sống của bạn đi. Bạn có thể gọi nó là phúc lành không? Bạn có thể gọi nó là món quà không, món quà của sự tồn tại? Bạn có muốn cuộc sống này cứ được trao đi trao lại cho bạn mãi không?
ĐỪNG NGHE THEO KINH SÁCH - nghe trái tim riêng của mình. Đó là kinh sách duy nhất tôi qui định: lắng nghe rất chăm chú, rất có ý thức, và bạn sẽ không bao giờ sai. Và khi nghe theo trái tim riêng của mình, bạn sẽ không bao giờ bị phân chia cả. Khi lắng nghe trái tim riêng của mình bạn sẽ bắt đầu đi theo hướng đúng, thậm chí không nghĩ tới điều gì là đúng và điều gì là sai.
Toàn thể nghệ thuật cho nhân loại mới sẽ bao gồm trong bí mật của việc lắng nghe theo trái tim một cách có ý thức, tỉnh táo, chăm chú. Và đi theo nó, đi tới bất kì chỗ nào nó đưa bạn tới. Vâng, đôi khi nó sẽ đưa bạn vào nguy hiểm - nhưng nhớ lấy, những nguy hiểm đó là cần để làm cho bạn trưởng thành. Đôi khi nó sẽ đem bạn đi lạc lối - nhưng lại nhớ, đi lạc lối đó là một phần của trưởng thành. Nhiều lần bạn sẽ ngã - lại đứng dậy, bởi vì đây là cách người ta thu lấy sức mạnh, bằng việc ngã và lại vươn lên. Đây là cách người ta trở nên được tích hợp.
Nhưng đừng theo các qui tắc bị áp đặt từ bên ngoài. Không qui tắc áp đặt nào đã bao giờ có thể đúng được - bởi vì các qui tắc được đặt ra do những người muốn cai trị bạn! Vâng, đôi khi đã có những người rất thông minh nữa - Phật, Jesus, Krishna, Mohammed. Họ đã không trao các qui tắc cho thế giới, họ đã đem cho tình yêu của mình. Nhưng chẳng chóng thì chầy các đệ tử tụ tập lại với nhau và bắt đầu làm ra qui tắc ứng xử. Một khi Thầy qua đời, một khi ánh sáng tắt rồi và họ đang trong bóng tối sâu sắc, họ bắt đầu dò dẫm tìm các qui tắc nào đó để theo, bởi vì bây giờ ánh sáng mà họ có thể thấy được đã không còn đó nữa. Bây giờ họ sẽ phải lệ thuộc vào các qui tắc.
Điều Jesus đã làm là việc thì thầm của trái tim ông ấy, còn điều người Ki tô giáo cứ làm là không thì thầm từ trái tim riêng của họ. Họ là những kẻ bắt chước - và khoảnh khắc bạn bắt chước, bạn xúc phạm tính nhân bản của mình, bạn xúc phạm Thượng đế của mình.
Đừng bao giờ là kẻ bắt chước, bao giờ cũng là nguyên bản. Đừng trở thành bản sao. Nhưng đó là điều đang xảy ra trên khắp thế giới này - toàn các bản sao với bản sao.
Cuộc sống thực sự là điệu vũ nếu bạn là nguyên bản - và bạn được ngụ ý là nguyên bản. Nhìn Krishna khác biệt làm sao với Phật. Nếu Krishna theo Phật thì chúng ta đã bỏ lỡ mất một trong những người đẹp nhất trên trái đất này. Hay nếu Phật theo Krishna, ông ấy sẽ chỉ là một mẫu vật nghèo nàn. Cứ thử nghĩ Phật đang thổi sáo mà xem! - ông ấy sẽ quấy rối giấc ngủ của nhiều người, ông ấy đâu có phải là người thổi sáo. Cứ thử nghĩ Phật đang nhảy múa; điều đó trông kì cục thế, ngớ ngẩn.
Và cùng điều đó cũng hệt như trường hợp với Krishna. Ngồi dưới gốc cây mà không có sáo, không có vòng mũ lông công, không có quần áo đẹp - chỉ ngồi như kẻ ăn xin dưới gốc cây với mắt nhắm nghiền, chẳng ai nhảy múa xung quanh ông ấy, chẳng điệu vũ nào, chẳng bài ca nào - và Krishna sẽ trông đáng thương thế, nghèo nàn thế. Phật là Phật, Krishna là Krishna, và bạn là bạn. Và bạn theo bất kì cách nào cũng không kém hơn bất kì ai khác. Kính trọng bản thân mình đi, kính trọng tiếng nói bên trong riêng của mình và tuân theo nó.
Và nhớ, tôi không đảm bảo với bạn rằng điều đó bao giờ cũng dẫn bạn đi đúng đâu. Nhiều lần nó sẽ dẫn bạn đi sai, bởi vì để đi tới cánh cửa đúng người ta trước hết phải gõ lên nhiều cánh cửa sai. Đó là cách nó thế đấy. Nếu bạn ngẫu nhiên loạng choạng vớ phải cánh cửa đúng, bạn sẽ không thể nào nhận ra được rằng nó là đúng. Cho nên nhớ, trong quyết toán tối thượng không nỗ lực nào bị phí hoài cả; mọi nỗ lực đều đóng góp cho đỉnh cao tối thượng của trưởng thành của bạn.
Cho nên đừng ngần ngại, đừng lo nghĩ quá nhiều về việc đi sai. Đó là một trong các vấn đề: mọi người đã được dạy đừng bao giờ làm bất kì cái gì sai, và thế rồi họ trở nên ngần ngại, sợ hãi, kinh hoàng khi làm điều sai, đến mức họ trở nên bị mắc kẹt. Họ không thể chuyển động được, cái gì đó sai có thể xảy ra. Cho nên họ trở thành giống như tảng đá, họ đánh mất mọi chuyển động.
Cứ phạm thật nhiều sai lầm có thể có, chỉ cần nhớ một điều: đừng phạm phải cùng một sai lầm mãi. Và bạn sẽ trưởng thành. Đi lạc lối là một phần của tự do của bạn; thậm chí đi ngược lại Thượng đế cũng là một phần của chân giá trị của bạn. Và đôi khi ngay cả việc đi ngược lại Thượng đế cũng là điều hay. Đây là cách bạn sẽ bắt đầu có xương sống; bằng không, có hàng triệu người, không xương sống.
Quên mọi điều bạn đã từng được bảo, "Cái này đúng và cái này sai." Cuộc sống không cố định như vậy. Điều là đúng hôm nay có thể sai ngày mai, điều sai vào khoảnh khắc này có thể đúng vào khoảnh khắc tiếp. Cuộc sống không thể bị phân loại như vậy; bạn không thể dán nhãn cho nó dễ dàng thế, "Cái này đúng và cái này sai." Cuộc sống không phải là cửa hiệu của nhà hoá học nơi mọi cái chai đều được dán nhãn và bạn biết cái gì là cái gì. Cuộc sống là điều bí ẩn: khoảnh khắc này cái gì đó khớp và thế rồi nó đúng; khoảnh khắc khác, bao nhiêu nước đã trôi xuôi qua sông Hằng đến mức nó không còn khớp nữa và nó sai.
Định nghĩa của tôi về đúng là gì? Cái hài hoà với sự tồn tại là đúng, còn cái không hài hoà với sự tồn tại là sai. Bạn sẽ phải rất tỉnh táo từng khoảnh khắc, bởi vì điều đó phải được quyết định từng khoảnh khắc tươi mới. Bạn không thể phụ thuộc vào những câu trả lời đã làm sẵn về cái gì đúng và cái gì sai. Chỉ người ngu mới phụ thuộc vào các câu trả lời làm sẵn bởi vì thế thì họ không cần thông minh, không có nhu cầu. Bạn đã biết cái gì là đúng và cái gì là sai, bạn có thể nhớ danh sách đó; danh sách đó không to lớn gì.
Mười lời răn - đơn giản thế! - bạn biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Nhưng cuộc sống cứ thay đổi liên tục. Nếu Moses quay lại, tôi cho rằng ông ấy sẽ không cho bạn cùng mười lời răn đó đâu - ông ấy không thể cho được. Sau ba nghìn năm, làm sao ông ấy có thể cho bạn cùng những lời răn đó được? Ông ấy sẽ phải phát minh ra cái gì đó mới.
Nhưng hiểu biết riêng của tôi là thế này, rằng bất kì khi nào lời răn được trao, chúng tạo ra khó khăn cho mọi người bởi vì vào lúc chúng được trao thì chúng đã lạc hậu rồi. Cuộc sống chuyển động quá nhanh; nó năng động, nó không tĩnh tại. Nó không phải là cái ao tù đọng, nó là sông Hằng, nó cứ tuôn chảy. Nó chưa bao giờ là như nhau cho hai khoảnh khắc kế tiếp. Cho nên một điều có thể đúng vào khoảnh khắc này, và có thể không đúng vào khoảnh khắc tiếp.
Thế thì phải làm gì? Điều có thể duy nhất là làm cho mọi người nhận biết rằng bản thân họ có thể quyết định được cách đáp ứng với cuộc sống thay đổi.
Một câu chuyện Thiền:
Có hai ngôi chùa, đối kháng nhau. Cả hai vị thầy - họ phải đã là những người được gọi là thầy duy nhất, phải thực sự là các sư - chống đối lẫn nhau nhiều đến mức họ bảo các tín đồ của mình đừng bao giờ ngó sang ngôi chùa kia.
Từng sư đều có một chú tiểu phục vụ mình, đi kiếm mọi thứ về cho ông ta, làm việc vặt. Sư của chùa thứ nhất bảo với chú tiểu của mình, "Chớ bao giờ nói với chú tiểu kia đấy. Những người đó là nguy hiểm."
Nhưng trẻ con vẫn cứ là trẻ con. Một hôm chúng gặp nhau trên đường, và chú tiểu của ngôi chùa thứ nhất hỏi chú tiểu kia, "Đằng ấy đi đâu đấy?"
Chú tiểu kia trả lời, "Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới." Nó phải đã lắng nghe những điều nói về Thiền lớn lao trong chùa; nó nói, "Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới." Một phát biểu vĩ đại, Đạo thuần khiết.
Nhưng chú tiểu thứ nhất lại rất lúng túng, bực mình, và nó lại không thể tìm được cách trả lời chú tiểu kia. Thất vọng, tức giận, và cũng thấy mặc cảm... "Thầy mình đã dặn đừng có nói với những kẻ này. Những người này thực sự nguy hiểm. Bây giờ, đây là loại câu trả lời gì? Nó làm bẽ mặt mình."
Nó đi tới thầy nó và kể với thầy điều đã xảy ra: "Con rất ân hận là con đã nói với nó. Thầy đúng lắm, những người đó thật là kì lạ. Đây là loại câu trả lời gì vậy? Con đã hỏi nó, 'Đằng ấy đi đâu đấy?' - một câu hỏi đơn giản, chính thức - và con biết nó cũng đi ra chợ, cũng như con đi ra chợ. Nhưng nó lại nói, 'Tới bất kì chỗ nào gió đưa tớ tới.'"
Thầy nói, "Ta đã dặn con rồi, mà con không chịu nghe. Bây giờ nghe đây, ngày mai, con đứng ở cùng chỗ đó lần nữa đi. Khi nó tới, hỏi nó, 'Đằng ấy đi đâu đấy?' và nó sẽ nói, 'Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.' Thế thì con cũng triết lí thêm một chút nữa. Nói, 'Nếu đằng ấy không có chân, thì sao?' - bởi vì linh hồn là vô thân thể và gió không thể đem linh hồn đi bất kì đâu được - 'Thế thì sao?'"
Chú tiểu này muốn tuyệt đối sẵn sàng; cả đêm chú lặp đi lặp lại câu trả lời đó mãi. Rồi sáng hôm sau từ rất sớm chú đã ra đó rồi, đứng ở ngay chỗ đó, và vào đúng giờ chú tiểu kia tới. Chú tiểu này sướng lắm, bây giờ nó sẽ cho cậu kia biết triết lí thực là gì. Thế là nó hỏi, "Đằng ấy đi đâu đấy?" Và nó chờ đợi...
Nhưng chú tiểu kia lại nói, "Tớ đi chợ mua rau đây."
Bây giờ, phải làm gì với triết lí mà chú tiểu này đã học rồi đây?
Cuộc sống giống như vậy đó. Bạn không thể chuẩn bị cho nó được, bạn không thể sẵn sàng cho nó được. Đó là cái đẹp của nó, đó là điều kì diệu của nó; rằng nó bao giờ cũng đem bạn vào cái không nhận biết; nó bao giờ cũng tới như điều bất ngờ. Nếu bạn có mắt bạn sẽ thấy rằng từng khoảnh khắc đều là điều bất ngờ và không câu trả lời làm sẵn nào là áp dụng được.